– Điểm lại, từ năm 2017, Chính phủ ban hành cơ chế FIT lần 1 với giá mua điện mặt trời cho tất cả loại hình là 9,35 cent, hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Trước mức giá hấp dẫn trên, chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam nổi lên là quốc gia có tốc độ phát triển điện mặt trời nhanh nhất thế giới, tập trung nhiều ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
– Tuy nhiên, khi Quyết định 11 hết hiệu lực và chưa có chính sách nối tiếp đã khiến nhiều dự án rơi vào tình trạng cầm chừng, phấp phỏng chờ đợi. “Khoảng trống chính sách” đã kéo dài hơn 9 tháng, đến khi Chính phủ ban hành Quyết định số 13 với biểu giá FIT 2: giá mua điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 US cent/kWh; giá điện mặt trời nổi trên mặt nước là 7,69 US cent; điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là 8,38 US cent/kWh.
– Đến nay, quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT) tại Việt Nam đã hết hiệu lực,nhưng đến nay chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương.
– Do vậy, nhiều nhà đầu tư ĐMT đang “ngóng” cơ chế giá mới trong bối cảnh thừa điện, phải cắt giảm công suất phát.
Chờ chính sách giá điện năng lượng mặt trời năm 2021
– Trong năm 2021, dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp, nhu cầu điện tăng trưởng không cao trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy một số cơ chế đưa ra điều chỉnh giá fit cũng như giải pháp trong bối cảnh khi phụ tải không theo kịp, gây áp lực truyền tải lớn lên hệ thống, buộc phải cắt giảm công suất tại nhiều dự án.
– Theo tính toán, trong năm 2021 sẽ phải cắt giảm điện năng lượng tái tạo khoảng 1,3 tỷ Kwh, trong đó có khoảng hơn 500 triệu Kwh do vấn đề thừa nguồn, cao điểm trưa và quá tải đường dây 500 kw từ miền Trung ra miền Bắc. Thực tế, trong những ngày đầu năm 2021 đã liên tục cắt giảm năng lượng tái tạo do phụ tải thấp.
– Để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, đảm bảo đủ điện và không phải tiết giảm phụ tải, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia kiến nghị năm 2021, EVN tập trung khai thác cao thuỷ điện để hỗ trợ cao điểm phụ tải chiều 17-18h khi điện mặt trời không phát và huy động thấp nhiệt điện than để giảm thiểu cắt giảm công suất điện mặt trời, nguy cơ hụt nước các hồ thuỷ điện so với kế hoạch.
– Đề nghị các nhà máy thủy điện nhỏ, tập trung ưu tiên phát điện trong cao điểm sáng (6h00-8h00) và chiều (17h00 – 20h00) của hồ thuỷ điện, hạn chế phát điện trong các khung giờ còn lại như 11g -13 g chiều để giải toả công suất điện mặt trời. Đặc biệt sẽ không mua điện Trung Quốc trong năm 2021.
Điện năng lượng mặt trời sẽ như thế nào?
– Quay lại với sự phát triển của Điện Năng Lượng Mặt Trời như thế nào trong giai đoạn tiếp?
– Một lãnh đạo Cục Điện lực vào Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương chia sẻ: “Phát triển ĐMT cũng cần cân nhắc tốc độ phù hợp để đảm bảo vận hành ổn định an toàn hệ thống điện. Do vậy, trải qua giai đoạn đầu khuyến khích thì tới đây sẽ tiến tới giai đoạn có chọn lọc nên chính sách giá ngắn hạn là cần thiết bởi giá các thiết bị công nghệ đã giảm nhanh”.
Theo vị này, Bộ Công thương đang phối hợp với tư vấn, với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá, rà soát cập nhật thông số đầu vào mô hình tính toán, nhu cầu về điện thời gian tới, khả năng vận hành hệ thống điện… để đề xuất giá bán điện mới áp dụng cho các hệ thống ĐMT mái nhà giai đoạn sau năm 2020, Giá điện năng lượng mặt trời năm 2021.
VẬY CƠ CHẾ GIÁ ĐIỆN FIT 3 sẽ như nào?
Điểm qua một số ý kiến dự đoán đến từ các chuyên gia
– “Chắc chắn sẽ tiếp tục theo cơ chế giá cố định (FIT) cho hệ thống này và hoàn thành dự thảo trong quý I, tuy nhiên, có thể thấp hơn giai đoạn trước”
– Cơ chế giá cũng đang được nghiên cứu, phân tích với một số phương án mới như: Tính toán giá bán ĐMT mái nhà cố định phân chia theo vùng bức xạ, phân chia theo khu vực phụ tải và phân chia theo quy mô công suất, có thể là các mức bé hơn 15 kWp, 100 kWp, 1,25 MWp.
– Về giới hạn công suất ĐMT mái nhà cũng đang được nghiên cứu 2 khả năng, một là nâng lên đến 3 MW; Hai là, giảm từ 1 MW xuống mứcthấp hơn.
– Theo các chuyên gia, biểu giá điện FIT 3 nếu có, theo hướng ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà phân tán, ưu tiên giá cao hơn ở những vùng có bức xạ thấp như miền Bắc. Ngoài ra do suất đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất nhỏ hiện tại còn cao, thời gian hoàn vốn chậm, tại mỗi vùng nên có giá ưu đãi hơn đối với các hệ thống nhỏ (<100kWp). Giá mua điện từ EVN năm 2021 khả năng sẽ giảm nhiều so với FIT 1 và FIT 2
– Ngoài ra, cơ chế giá mới cũng hướng đến phương án khuyến khích đối tượng khách hàng lắp điện mặt trời mái nhà để tự dùng là chính…
“Dù vậy, điện áp mái hộ gia đình năm 2021 mới thực sự là năm bắt đầu, và sẽ phát triển rất mạnh trong 2-3 năm tới”. Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng, điện áp mái hộ gia đình, công nghệ sẽ là công cụ quan trọng để thực hiện hoá điều này.