Chuyển nhượng dự án Điện mặt trời
Sau khi Giá FIT 2 Điện mặt trời kết thúc ngày 31/12/2020 thì việc xây dựng các dự án Điện năng lượng mặt trời chững lại. Chỉ một số dự án Điện mặt trời tự dùng, cho các chuỗi siêu thị, nhà máy, nhà xưởng làm điện mặt trời để tự dùng là chính. Việc đầu tư dự án Điện mặt trời mới cho kinh doanh Điện mặt trời không có. Nhiều chủ đầu tư muốn xây dựng Điện năng lượng mặt trời nhưng tạm thời bị hoãn phải đợi đến FIT 3 hoặc cơ chế khác. Trong thời gian này việc chuyển nhượng, mua bán dự án Điện mặt trời rất sôi nổi. Đáp ứng nhu cầu của các Chủ đầu tư.
Nacadivi xin chia sẽ để mọi người biết thêm về chuyển nhượng dự án Điện năng lượng mặt trời. Nếu ai có nhu cầu mua dự án Điện mặt trời hoặc muốn chuyển nhượng dự án Điện mặt trời đã hòa lưới, đầy đủ thủ tục thì liên hệ Nacadivi 0977 912 011 để trao đổi thêm.
Mua bán các dự án Điện mặt trời
Nội dung bài viết
“Khung pháp lý không cấm chuyện mua bán, sang nhượng dự án điện. Nếu muốn cấm, cơ quan nhà nước phải yêu cầu đáp ứng thêm về mặt năng lực, song việc này đồng nghĩa với tăng thêm giấy phép con và đi ngược lại chủ trương cắt giảm thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp”
“Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông… do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án”
Lợi ích của Điện mặt trời
Có lẻ đây là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kiểu lướt sóng được phủ phê trong tiền.
Nhà đầu tư lướt sóng thường không có chuyên môn về điện tái tạo hoặc không có đủ nguồn lực tài chính nhưng lại có cách để xin được dự án. Sau đó, họ sẽ bán lại để kiếm lời.
Sôi Động ‘Chốt Đơn’ Dự Án Điện Mặt Trời hàng nghìn tỷ đồng
Dù các nhà máy điện tái tạo bị cắt giảm sản lượng và các địa phương đang đẩy mạnh thanh tra các dự án điện mặt trời nông nghiệp nhưng những nhà máy đã hòa lưới vẫn được giới đầu tư dòm ngó, có dự án mới rao bán ít phút đã có nhà đầu tư “chốt đơn”.
Chuyển nhượng dự án Điện mặt trời nghìn tỷ
Không chỉ các dự án điện mặt trời quy mô nhỏ rầm rộ bán, các dự án điện mặt trời trang trại quy mô lớn cũng rộn ràng chuyển nhượng cổ phần.
Theo chủ đầu tư các dự án điện mặt trời, hiện các nhà đầu tư Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc đang đẩy mạnh “thâu tóm” các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Trong đó, nhiều dự án đã âm thầm chuyển chủ sở hữu cho nhà đầu tư ngoại hoặc để các nhà đầu tư ngoại hợp tác đầu tư nâng cổ phần lên 80-90% của dự án.
Đại diện một doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án điện mặt trời cho biết rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang “dòm ngó” và nhiều lần đặt vấn đề mua đứt dự án bởi mức giá bán ưu đãi cao trong 20 năm vẫn rất màu mỡ cho giới đầu tư.
Một vài ví dụ điển hình chuyển nhượng
+ Tập đoàn năng lượng B.Grimm Power PLC của Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Phú Yên.
+ Cụm dự án ĐMT Dầu Tiếng ở Tây Ninh của Công ty CP năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh từng được cho là công trình ĐMT lớn nhất Đông Nam Á với quy mô 420 MW do liên danh giữa Công ty năng lượng B.Grimm Power – một nhánh đầu tư của Tập đoàn Thái Lan B.Grimm với một đối tác trong nước. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 3 tháng khánh thành, đối tác ngoại đã trở thành đại diện pháp luật đồng thời nắm ghế chủ tịch HĐQT trong doanh nghiệp (DN) sau khi nâng tỷ lệ cổ phần lên đa số.
+ Công ty Super Energy Corporation cũng đến từ Thái Lan đã mua lại cổ phần và đầu tư vào ĐMT Văn Giáo 1, 2 tại An Giang; các dự án điện gió Thịnh Long (Phú Yên), Sinenergy Ninh Thuận… Đến nay, DN này đã tham gia hơn 10 dự án. Các đối tác Ả Rập Xê Út, Philippines cũng đang sở hữu nhiều dự án ĐMT ở Việt Nam.
Lắp đặt dự án điện mặt trời tại Quảng Nam
+ Vào tháng 3-2019, Tập đoàn Quadran International (Pháp) và đối tác Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, cũng đã ký kết hợp tác tín dụng cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp. Dự án này đã được khởi công từ tháng 9-2018, có quy mô công suất 50 MWp, đặt tại tỉnh Bình Định. Sản lượng điện năng dự kiến của dự án vào khoảng 76.500 MWh mỗi năm.
+ Tháng 4 vừa rồi, thương vụ Tập đoàn Trung Nam bán 49% cổ phần tại dự án điện mặt trời (ĐMT) Trung Nam Thuận Bắc (Ninh Thuận) cho Công ty CP kỹ thuật công nghiệp Á Châu được hai bên xác nhận, khiến không ít người bất ngờ. Dự án được chuyển nhượng có vốn đầu tư tới 5.000 tỉ đồng, với công suất 204 MW vừa được vận hành hơn 1 năm trước và được hưởng giá bán điện 9,35 cent/kWh trong 20 năm theo chính sách ưu đãi.
Vấn Đề Đáng Lo Ngại Lớn Nhất về việc chuyển nhượng dự án Điện mặt trời.
“Các dự án này hầu hết ở gần biển, hoặc biên giới. Đây là vấn đề nghiêm trọng và sẽ còn tiếp tục nghiêm trọng”. “Thật đáng ngại khi chúng ta không biết ông chủ thực sự của những dự án đó là ai, năng lực của họ thế nào”
Bên cạnh đó những cuộc giao dịch mua bán nhỏ lẻ trong nước vẫn diễn ra đều đặn. Ngoài là cuộc giao dịch thông thường, nhưng ẩn chứa bên trong là những rủi ro cho các khách hàng không nắm rỏ thông tin. Nhiều khả năng sẽ có những dự án chưa đủ hồ sơ pháp lý, buộc phải tính lại giá bán điện thấp hơn mức giá ưu đãi hiện nay nên các chủ đầu tư lo lắng, bán dự án càng sớm càng tốt.
“Tuy nhiên, ở tầm địa phương hoàn toàn có thể đặt ra các rào cản về điều kiện chung, như DN muốn làm dự án thì phải đi cùng dự án trong bao nhiêu năm, chuyển nhượng thì phải đáp ứng các điều kiện không để ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, năng lượng. Chúng ta đã phân cấp rất nhiều quyền cho địa phương trong duyệt dự án, nhưng trách nhiệm thì chưa tương xứng”,
Nacadivi – Điện năng lượng mặt trời
Số lần xem: 78793